top of page

Làm thế nào để đối mặt vào lúc cuối?

Làm thế nào để đối mặt vào lúc cuối?


Om shanti.



Hôm nay tất cả mọi người ở đây để đặc biệt kiểm tra và chuẩn bị cho những thời khắc cuối cùng của sự chuyển hóa. Dĩ nhiên, thời khắc cuối cùng chắc chắn không phải là vấn đề gì lớn với chúng ta. Từ chuyển hóa khiến thế giới đời thường sợ hãi. Nhưng với chúng ta, dù cảnh có như thế nào thì cũng không làm chúng ta sợ hãi. Tại sao? Bởi vì chúng ta là Trikaldarshis – những người biết ba khía cạnh thời gian. Chúng ta biết hiện tại, về điều gì đang xảy ra. Ai đó đang than khóc, ai đó đang gào thét, ai đó đang rời bỏ cơ thể. Ai đó đang đói khát. Hoặc điều gì đó khác đang xảy ra. Nhưng chúng ta không chỉ tập trung vào việc xem cảnh hiện tại. Hiện tại đang nắm giữ tương lai nào? Và tại sao điều này lại đang xảy ra?


Chúng ta có tri thức về tất cả ba khía cạnh thời gian. Tri thức vẫn được ngợi ca rằng – tri thức là ánh sáng, tri thức là sức mạnh. Nhờ có ánh sáng của tri thức, chúng ta nhìn thấy và suy ngẫm về ba khía cạnh của thời gian. Và nhờ sức mạnh của tri thức, chúng ta không có cảm giác phiền muộn, khổ sở. Bởi vì ở nơi nào có sức mạnh, phiền muộn chính là dấu hiệu của sự yếu đuối. Vì vậy, bởi vì có ánh sáng và sức mạnh của tri thức, chúng ta không có nỗi sợ và không cảm thấy sợ hãi. Nếu không điều xảy ra sẽ là: khi chúng ta nhìn thấy một cảnh khó chịu, hoặc là chúng ta bị hoảng sợ hoặc thậm chí chúng ta rơi vào bất tỉnh.


Ai đó có thể quên Yoga và tri thức. Nhưng chúng ta không thể quên chúng. Tại sao? Bởi vì chúng ta là những người đã đảm bảo cho thế giới mới được diễn ra. Các em đã thử thách điều gì? Tại sao các em được gọi là Brahma Kumars hoặc Brahma Kumaris? Bởi vì các em chính là những công cụ của sự chuyển hóa thế giới cũ này và tạo ra một thế giới mới. Công việc của các em là gì? Có phải là việc này không? Cùng với Brahma Baba, chúng là tất cả là những Brahmin. Brahma Baba không phải là người sẽ một mình tạo ra thế giới mới có phải không? Điều đó không đúng. Và làm thế nào một thế giới mới được tạo ra mà không có sự chuyển hóa của thế giới cũ?


Hãy nghĩ về điều này. Giả sử chúng ta cần phải xây một căn nhà mới. Căn nhà cũ cần phải được chuyển hóa, chỉ sau đó căn nhà mới mới được tạo ra có phải không? Căn nhà mới không thể được xây nên trong sự hiện diện của căn nhà cũ được. Nếu không điều đó chỉ là một sự sửa sang hoặc cải tạo. Chúng ta không thể gọi nó là một căn nhà mới. Trong Thời kỳ Chuyển giao này, chúng ta có thử thách đó là công việc của chúng ta, những Brahmin trong thời kỳ Chuyển giao. Thế giới cũ sẽ được chuyển hóa và thế giới mới sẽ được tạo ra.


Điều gì đã được nói đến trong bài diễn thuyết? Rằng Thời kỳ sắt đang kết thúc và Thời kỳ vàng sắp bắt đầu. Đây là điều đã được nhắc đến. Để Thời kỳ vàng bắt đầu thì Thời kỳ sắt cần phải kết thúc, có phải không? Chỉ khi màn đêm kết thúc thì bình minh ngày mới mới đến. Ai đã mời gọi sự chuyển hóa này? Tất cả chúng ta đã làm điều đó, bất kỳ ai đã từng nghĩ đến việc tạo ra thế giới mới. Sự sáng tạo không phải là bắt đầu một cái gì đó mới. Cái cũ biến thành cái mới. Khi chúng ta nhận trách nhiệm về điều này, thì nó phải được hoàn thành bổn phận có phải không?


Tất cả chúng ta đều nhận thức rằng nó chắc chắn sẽ xảy ra. Không có gì mới cả. Bởi vì chúng ta đã nắm giữ quyền làm chủ. Chúng ta có tinh thần làm chủ trong việc này. Khi ai đó đã nắm quyền làm chủ, tại sao họ cảm thấy sợ hãi được? Họ sẽ làm điều đó một cách vui vẻ, có phải không? Vì vậy không có gì để chúng ta sợ hãi. Một điều chúng ta cùng chia sẻ bây giờ. Bởi vì chúng ta là những linh hồn biết ba khía cạnh thời gian, chúng ta đã biết về những lợi ích ẩn giấu trong sự chuyển hóa này. Sự chuyển hóa này là mang lại lợi ích. Nếu em nhìn vào nó và sau đó không có gì là mới cả. Chúng ta nhận thức được rằng nó chắc chắn sẽ xảy ra. Không có điều gì mới ở đây.


Và bởi vì chúng ta là những linh hồn biết ba khía cạnh thời gian, chúng ta không cần phải sợ hãi. Chúng ta có nên sợ hãi không? Một linh hồn Trikaldarshi có nên sợ hãi không? Không. Chúng ta không sợ, có phải không? Chúng ta không sợ về điều sẽ xảy ra trong quá trình chuyển hóa. Chúng ta có sợ điều đó không? Có hay không? Không. Hay là chúng ta sợ một chút? Hãy trang bị cho trí tuệ của chúng ta rằng khi chúng ta phải nhìn thấy các cảnh tượng của sự chuyển hóa, chúng ta cần ngồi trên ngai vàng của trạng thái biết rõ ba khía cạnh thời gian và sau đó xem điều đang diễn ra. Nếu chúng ta không nhìn nó trong trạng thái của một linh hồn biết ba khía cạnh thời gian, thì chúng ta sẽ trở nên sợ hãi.


Và thứ hai, sự chuyển hóa này. Đây không phải là một sự chuyển hóa bình thường. Đây là một sự chuyển hóa đầy lợi ích. Các em có thể hỏi, khi gọi nó là một sự chuyển hóa thì điều gì về nó là lợi ích? Bởi vì cái chết được xem là một sự việc không dễ chịu, có phải không? Nhưng điều đó không đúng. Sự chuyển hóa cụ thể này là đầy lợi ích, chắc chắn là như vậy. Nó đem lại lợi ích như thế nào? Bởi vì phần lớn các linh hồn, họ cần điều gì? Em hãy hỏi bất kỳ ai – dù họ có thuộc về tôn giáo nào hay không – về điều mà họ muốn. Họ nói họ muốn sự giải thoát. Họ không muốn quay trở lại chu kỳ của sinh tử. Họ chỉ muốn sự cứu rỗi, họ muốn sự giải thoát. Đây có phải là điều con người muốn ngày nay không? Sau sự chuyển hóa này thì các linh hồn sẽ có được điều gì? Chúng ta những linh hồn sẽ có được Jivanmukti – sự giải thoát trong cuộc sống. Chúng ta sẽ trở thành những người cai trị trong Thời kỳ vàng.


Những còn những linh hồn khác thì sao? Họ sẽ nghỉ ngơi ở Paramdham – vùng tối thượng, có phải không? Những ham muốn của linh hồn rằng họ muốn giải thoát. Dĩ nhiên họ sẽ không được giải thoát mãi mãi. Nhưng họ muốn thoát ra khỏi chu kỳ của sinh tử. Họ muốn được an nghỉ. Điều đó chỉ có thể xảy ra sau khi thế giới này đối mặt với sự chuyển hóa, có phải không? Do đó sự chuyển hóa cụ thể này, nó đem lại lợi ích kể cả với những người vô minh, bởi vì nó là điều họ đã khao khát trong rất nhiều kiếp sống. Khao khát thoát ra khỏi chu kỳ của sinh tử. Họ sẽ đạt được nó và sẽ nghỉ ngơi ở vùng tối thượng trong nửa chu kỳ. Họ sẽ không đi vào chu kỳ của sinh tử.


Trong khi đó, chúng ta những linh hồn Brahmin. Lợi ích khác cho chúng ta là chúng ta sẽ có được thừa kế của sự giải thoát trong cuộc sống. Sự chuyển hóa này sẽ khiến cho chúng ta đến thiên đường. Chúng ta đều nói rằng sự chuyển hóa này là cánh cổng đến thiên đường. Vì vậy khi sự chuyển hóa diễn ra. Thế giới cũ sẽ kết thúc. Dân số của thế giới này sẽ giảm xuống bởi vì nhiều linh hồn sẽ nghỉ ngơi ở Vùng tối thượng. Chỉ có một số ít trong chúng ta sẽ cai trị thế giới này có phải không? Vì thế có hai lợi ích. Cánh cổng đến thiên đường sẽ mở ra cho chúng ta và cho thế giới đời thường. Những linh hồn sẽ đạt được giải thoát. Vậy nên sự chuyển hóa là có lợi ích, có phải không? Vì vậy nhờ có tri thức này, chúng ta không sợ hãi. Có được không? Các em liệu sẽ còn sợ hãi nữa không? Hay các em sẽ chỉ biết nó trong thời điểm này thôi?


Bây giờ chúng ta nói mình không sợ. Và khi thời điểm của sự chuyển hóa đến, em có sợ nhìn thấy thậm chí chỉ một giọt máu rơi xuống không? Không. Điều đó không nên xảy ra. Tôi nhớ khi Brahma Baba còn ở trong cơ thể vật lý của người. Để làm cho chúng tôi không còn sợ hãi, có một chị Brahma Kumari cần phải trải qua một cuộc phẫu thuật. Một bác sĩ đã đến nhà để làm phẫu thuật. Baba nói rằng chân của cô ấy cần phải được phẫu thuật. Baba nói bất kỳ ai cho rằng mình rất dũng cảm, họ có thể đến và xem cuộc phẫu thuật. Có một vài chị em tình nguyện tham gia, họ cho rằng mình rất dũng cảm. Hóa ra một hoặc hai người bọn họ bị bất tỉnh trong căn phòng phẫu thuật. Người bác sĩ tự hỏi không biết ông nên phẫu thuật trước hay tới với những cô gái đã bị ngất kia. Cuối cùng tất cả mọi người được đưa ra ngoài. Và sau đó Baba chọc ghẹo rằng mọi người đều đã thất bại. Điều này không nên xảy ra, rằng bây giờ em khẳng định mình không sợ hãi, và tới khi thời điểm đến em lại sợ. Đừng sợ khi thời khắc đến. Trong lúc ấy, chỉ tự nhắc bản thân mình rằng sự chuyển hóa này là đầy lợi ích cho chúng ta. Và chúng ta sẽ cai trị thế giới mới chỉ khi thế giới cũ được chuyển hóa.


Đó là lý do vì sao khi chúng ta thiền định, chúng ta nói rằng chúng ta không chỉ cần chuyển hóa những linh hồn khác, chúng ta cũng cần chuyển hóa cả 5 yếu tố tự nhiên. Với sức mạnh của thiền định chúng ta thậm chí sẽ chuyển hóa cả các yếu tố tự nhiên, có phải không? Chỉ khi Tamogunn (sự ô trọc) kết thúc, thì Satogunn (sự thanh khiết) mới xuất hiện. Ngày nay đa số linh hồn là ô trọc. Nếu tất cả họ đều thay đổi và đến Thời kỳ vàng, thì thời kỳ vàng sẽ trở thành thời kỳ sắt. Làm sao chúng ta cai trị tốt được đây? Vì vậy tất cả linh hồn cần đến Vùng tối thượng hay Miền giải thoát. Khi chúng ta nhớ kiến thức này thì trạng thái của chúng ta là những linh hồn biết 3 khía cạnh thời gian sẽ trở nên mạnh mẽ.


Hãy hấp thụ ý điểm kiến thức này. Chuẩn bị cho bản thân, dù bất kỳ cảnh nào em nhìn thấy, xem chúng bằng cách duy trì trạng thái của một Trikaldarshi – người biết 3 khía cạnh thời gian. Dù em thấy điều đó tốt hay không tốt, hãy ở trong trạng thái đó. Trạng thái đó rất mạnh mẽ. Em sẽ không bị quấy phiền khi ở trong trạng thái đó. Em sẽ không đặt câu hỏi. Tại sao điều này lại xảy ra, nó lẽ ra phải như thế này thế kia… Sẽ không có Tại sao và Cái gì.


Hôm nay chúng ta thảo luận vào giờ ăn rằng Baba đã trao cho chúng ta kiến thức về vở kịch một cách đầy đủ. Tại sao Người lại trao cho chúng ta kiến thức về vở kịch? Người đã trao cho chúng ta kiến thức về linh hồn và linh hồn Tối cao, và cả sự kết nối giữa chúng. Tại sao Người trao cho chúng ta kiến thức về vở kịch? Nó được nhìn thấy dựa trên ảnh hưởng thực tiễn của kiến thức về linh hồn và linh hồn Tối cao. Trong cuộc sống của chúng ta, kiến thức về vở kịch là cực kỳ quan trọng. Đó là lý do Baba đã dạy chúng ta, khi chứng kiến các cảnh và nói – Wah, vở kịch tuyệt vời. Nếu không chúng ta sẽ luôn nói – Hầy vở kịch, hầy (như tiếng thở dài) … Tại sao điều này xảy ra? Làm thế nào mà nó xảy ra …? Bây giờ chúng ta không rên rỉ bất kỳ điều gì. Chúng ta nói ‘tuyệt vời’. Cho dù tình huống có không dễ chịu, thì cũng có lợi ích ở trong đó. Nhưng nếu chúng ta không chứng kiến nó trong trạng thái Trikaldarshi, thì chúng ta sẽ bắt đầu trở nên lo lắng và thở dài …


Chúng ta làm điều đó trong tâm trí và trong suy nghĩ, thậm chí nếu chúng ta không nói ra bằng lời. Nhưng khi tấm trí trở nên hỗn loạn, điều đó có nghĩa rằng chúng ta đang thở dài có phải không? Chúng ta không nói ‘tuyệt vời, tuyệt vời’ vào lúc đó. Đó là lý do tại sao kiến thức về vở kịch là cực kỳ quan trọng. Bất kể khi nào Maya tạo ra một sự quấy phiền, Baba đã khắc sâu trong chúng ta rằng phải học được bài học từ tình huống đó. Đừng chất vấn tình huống và hỏi tại sao nó lại xảy ra. Tại sao nó xảy ra, làm thế nào mà nó xảy ra? Tại sao anh ta nói điều này, tại sao anh ta làm điều kia? Tại sao tôi lại làm thế này? Những người khác không phạm sai lầm này, tại sao nó lại xảy đến với tôi? Những câu hỏi này tạo ra sự hỗn loạn. Nó gây ảnh hưởng tới chúng ta. Nhưng nếu em soi xét nội tâm rằng điều gì là lợi ích cho chúng ta trong tình huống này? Bài học mà nó đang dạy cho chúng ta là gì?


Giả sử có ai đó phỉ báng em. Họ đang tìm lỗi ở em và xúc phạm em. Nhìn bề ngoài thì chắc chắn nó gây khó chịu, có phải không? Nhưng trong thực tế, nếu ta soi xét nội tâm, khi ai đó xúc phạm hay phỉ báng mình, nếu họ lạm dụng hoặc nhấn chúng ta xuống để họ tỏa sáng. Thực tế là họ đang trao cho chúng ta bài học về lòng khoan dung. Đây là cơ hội để chúng ta tăng cường sức mạnh khoan dung. Nếu em nhìn vào vấn đề với góc độ này em sẽ không hỏi tại sao và cái gì. Nhưng nếu em hỏi – ‘Tại sao điều này xảy ra với tôi? Liệu có phải số tôi phải chịu những thứ này không? Phần vai của tôi trong vở kịch là theo cách này. Có lẽ Baba không muốn tôi phát triển vượt lên mức độ này…’ Tất cả chúng là những suy nghĩ lãng phí và tiêu cực. Hãy biến những suy nghĩ tiêu cực này thành tích cực vào thời điểm đó. Lợi ích trong tình huống đó là gì? Một bài học về lòng khoan dung. Ngay lập tức chúng ta không nhìn thấy điểm tích cực. Chúng ta chỉ nhìn vào những tiêu cực. Đó là lý do chúng ta đặt ra những câu hỏi. Nhưng nếu chúng ta có suy nghĩ hướng thượng, nếu chúng ta có thể nghĩ về những lợi ích mà nó đang nắm giữ ở thời điểm này.


Baba đã đưa ra một ví dụ rất hay về một bông hoa hồng. Hương thơm của nó thật tuyệt. Khi chúng ta cầm một bông hồng, ngay lập tức ta ngửi thấy hương thơm của nó. Nhưng từ đâu mà hoa nở? Từ thứ phân bón với mùi hôi thối. Dù vậy, một bông hoa vẫn tỏa ra hương thơm. Khi chăm bón nó với phân, chúng ta bịt mũi bởi vì nó bốc mùi. Chúng ta thậm chí đóng hết cửa sổ khi ai đó đang bón phân. Nhưng khi một bông hoa nở với toàn bộ hương thơm của nó, chúng ta thích thú nhận lấy hương thơm. Chúng ta học được điều gì từ bông hoa hồng? Tạo hóa rất thông thái. Bông hồng lấy hương thơm, sau khi phát triển nhờ phân. Vì vậy bất kỳ khi nào một tình huống khó chịu xảy ra, tại sao chúng ta lại không lấy hương thơm từ nó như một bông hồng? Tại sao chúng ta không thể tập trung và nhận lấy lợi ích, ngay cả ở giữa tình huống khó chịu đó? Chúng ta đều có thể làm được, có phải không?


Khi tạo hóa có sự thông thái này, chúng ta là những vị chủ nhân có thẩm quyền toàn năng, có phải không? Không phải chúng ta có sự thông thái này sao? Baba đã từng nhắc nhở: con có thể học hỏi thậm chí từ loài vẹt và chim myna. Học hỏi từ hoa hồng. Chúng có thể làm được, tại sao chúng ta lại không thể? Góc nhìn của chúng ta nên luôn dịch chuyển từ tiêu cực sang tích cực. Chúng ta cần phải khắc sâu tâm ấn này ngay từ bây giờ. Chỉ khi đó vào thời điểm của sự chuyển hóa, trí tuệ của chúng ta mới không đi về hướng tiêu cực mà sẽ về hướng tích cực. Nhưng nếu chúng ta không thực hành điều này trong một khoảng thời gian, nhìn vào điều tích cực và thấy được sự tích cực trong đó. Nếu chúng ta không tạo ra thói quen này, nếu chúng ta không có tâm ấn này, thì vào thời điểm của sự chuyển hóa, chúng ta bị lừa phỉnh.


Vậy thì chúng ta cần chuẩn bị điều gì để đối mặt với sự chuyển hóa? Một là tăng cường trạng thái trở thành một trikaldarshi – người biết ba khía cạnh thời gian. Thấm nhuần một sự thật là – không có gì mới. Và trong bất kỳ tình huống khó chịu nào, sử dụng trí tuệ mình để biến tiêu cực thành tích cực. Tìm kiếm điểm tích cực và kéo nó ra. Giống như hoa hồng tạo ra và duy trì hương thơm của mình dù phát triển giữa phân bón. Thậm chí khi chúng ta thấy điều sai trái trong một tình huống cụ thể, chúng ta cần thực tập lấy điều tích cực từ nó. Chúng ta phải thực tập ngay từ bây giờ. Điều này là khả thi chỉ khi em thấm nhuần những ý điểm kiến thức về vở kịch trong cuộc đời thực tiễn.


Về mặt lý thuyết, chúng ta biết rằng vở kịch đem lại lợi ích. Thậm chí nếu chúng ta đặt câu hỏi về vở kịch bây giờ, chúng ta có thể đưa ra 100 ý điểm lợi ích của vở kịch. Đó sẽ là những ý điểm rất đẹp. Nhưng chúng có phải chỉ là những ý điểm lý thuyết, hay chúng là thực tiễn? Chúng ta có rất nhiều ý điểm kiến thức về tất cả các chủ đề. Mỗi lớp học, tất cả chúng ta ghi chú xuống rất nhiều ý điểm. Có nhiều ý điểm, nhưng Baba đã nói: các con có thể dùng mọi ý điểm kiến thức như là một công cụ không? Con có thể lặp lại ý điểm này cho một người khác và cũng sử dụng nó trong một bài nói. Con không nên chỉ giữ những ý điểm kiến thức trong trí tuệ mình bằng cách này. Các ý điểm nên được áp dụng một cách thực tiễn khi có tình huống. Cần hiểu nó là vở kịch và đặt một dấu chấm hết. Kiến thức về vở kịch dạy cho chúng ta đặt một dấu chấm hết. Khi có một tình huống xảy ra, nếu chúng ta nhớ đặt một dấu chấm vào thời điểm đó, thì chúng ta nhớ về vở kịch. Nhưng khi cần, nếu ta không nhớ ra và không đặt dấu chấm hết, tâm trí lại tạo ra một dấu hỏi chấm. Vậy thì không có tác dụng khi cần.


Baba nói với chúng ta trong Murli: “có một con vẹt, con vẹt được bảo ‘Gangaram’, không được ngồi trên cái vòi. Sau đó con vẹt ngồi trên vòi và nói ‘Gangaram’, không được ngồi trên cái vòi.” Điều này có nghĩa là gì? Chúng ta có nhớ rằng nó là vở kịch khi đến lúc cần không? Chúng ta muốn đặt một dấu chấm hết nhưng cuối cùng lại đặt một dấu hỏi chấm. Tại sao điều này lại xảy ra? Làm thế nào mà nó lại xảy ra? Tại sao nó lại thành ra như vậy? Nghĩa là nó trở thành dấu hỏi chấm và không phải dấu chấm hết. Đây giống như là một công cụ hay cỗ máy, ví dụ một tên lửa. Tên lửa cần phải cất cánh có phải không? Nhưng nếu nó không bay lên được, thì còn tác dụng gì nữa? Chúng ta vui mừng về những tên lửa tiên tiến của đất nước mình có thể tiến tới lãnh địa của kẻ địch chỉ trong vài giây. Nhưng nếu nó thậm chí không bay lên được thì có tác dụng gì?


Baba luôn dạy bảo chúng ta: các con có thanh gươm kiến thức cùng với mình. Nhưng thanh gươm này có đủ sắc bén không? Điều này không nên xảy ra, đó là thanh gươm này trở nên hoen gỉ, và con hài lòng rằng con có một thanh gươm. Vậy thì khi thời điểm đến, và con lấy thanh gươm ra khỏi chuôi, con thấy nó hoàn toàn bị hoen gỉ. Chúng ta cần nỗ lực để duy trì nó luôn sắc bén. Baba luôn cảm thấy điều đó khôi hài khi chúng ta thất bại trong những khía cạnh như vậy. Người sẽ nói: Thanh gươm kiến thức của cô ấy đã bị hoen gỉ, bởi vì nó không được sử dụng trong một thời gian dài. Người sẽ hỏi chúng ta: Tại sao thanh gươm kiến thức lại bị hoen gỉ. Người sẽ muốn chúng ta dùng thanh gươm đó và vượt qua mọi bài thi. Còn ý nghĩa gì nữa nếu thanh gươm không hoạt động vào lúc ta cần đến nó nhất? Các em nên luôn luôn giữ cho nó sẵn sàng và hãy sử dụng nó một cách đúng đắn.


Vì vậy hãy bắt đầu kiểm tra từ bây giờ. Em có thể đặt một dấu chấm hết ngay thời khắc mà một tình huống khó chịu xảy đến không? Những ý điểm của vở kịch có hữu dụng trong các tình huống thực tiễn hay không? Nếu không, lý do là gì? Hãy tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp, ngay từ bây giờ. Nếu không vào những thời khắc cuối cùng, Baba đã nói rằng cảnh cực độ sẽ không kéo dài lâu, bài thi cuối cùng tương ứng với số điểm của con sẽ cho thấy con vượt qua hay vượt qua với bằng danh dự. Baba nói đó là bài thi của 1 giây.


Baba luôn chia sẻ những câu hỏi sẽ xuất hiện trong bài thi. Chỉ có một câu hỏi duy nhất tới trong 1 giây. Câu hỏi đó là gì? Tự do khỏi mọi gắn kết và hiện thân của sự tưởng nhớ. Trong 1 giây đó, chúng ta không nên có những gắn kết với bất kỳ thứ gì và thậm chí cả với bản thân mình. Chúng ta không nên có ý thức cơ thể vào lúc đó. Nếu chúng ta có câu hỏi về điều gì đang xảy ra vào lúc đó, nó có nghĩa rằng chúng ta đang ở trong ý thức cơ thể. Chỉ trong vòng 1 giây nếu tôi chuyển sang ý thức cơ thể, và sau đó cố gắng chiến đấu với tình huống, điều này là không thể. Tôi không muốn thất bại nhưng 1 giây đó đã trôi qua rồi. Vậy làm thế nào để vượt qua?


Đây là lý do vì sao Baba nói: để chuẩn bị cho những thời khắc cuối cùng, các con hãy làm bài thi ngay từ bây giờ, giống như những bài kiểm tra hàng kỳ được tổ chức vào mỗi quý ở trong trường học. Và sẽ có một bài thi cuối sau 12 tháng, để con có thể hiểu rõ điểm yếu kém của mình và kết thúc những yếu kém đó. Cũng giống như vậy, chúng ta cần phải trở thành người giáo viên của chính mình và kiểm tra bản thân mình. Chúng ta cần tự kiểm tra thường xuyên. Bởi vì tất cả mọi người đều sẽ phải đối mặt với bài thi tương ứng theo vở kịch. Nếu ai đó nói anh ta không còn đối mặt bất kỳ bài thi nào, có nghĩa là anh ta đã vượt qua tất cả và đi vào thế giới tinh tế. Nhưng nếu anh ta ở trong thế giới này, điều có nghĩa là anh ta vẫn phải đối mặt với nhiều bài thi hơn. Những bài thi nhất định sẽ tới. Mọi người cần phải đối mặt với chúng một cách tương ứng. Nhưng chắc chắn mọi người phải làm bài thi. Và theo tiến trình, bài thi sẽ trở nên phức tạp hơn. Cũng giống như có một sự khác biệt giữa bài thi của lớp mầm non và những lớp cao hơn.

Các bài thi nhất định sẽ tới và chúng sẽ tới. Nhưng làm thế nào chúng ta vượt qua chúng thật tốt trong thực tiễn? Vì tâm ấn của chúng ta về ý thức cơ thể qua 63 kiếp sinh, chúng ta cố gắng để không đồng ý hay biện minh. ‘Tôi không sai. Anh ta hành xử như vậy và vì thế tôi phản ứng lại theo cách này, …’ Chúng ta sẽ cố gắng đổ lỗi cho người khác càng nhiều càng tốt. Đây là hạt giống của ý thức cơ thể. Đây là lý do vì sao khi ai đó dạy chúng ta, chúng ta không chấp nhận nó một cách hoàn toàn hoặc dễ dàng. Nhưng chúng ta biết rõ bản thân mình một cách chính xác. Vì vậy tâm trí sẽ gây phiền toái khi chúng ta làm sai, bởi vì chúng ta là con cái của Baba. Thậm chí nếu chúng ta không biết vào thời điểm đó chúng ta đúng hay sai. Nhưng sau khi sự việc đã qua, tâm trí sẽ chắc chắn nhận ra là đúng hay sai. Đôi khi vì sự bất cẩn chúng ta tự thuyết phục bản thân và nói: không sao đâu vì những điều như vậy vẫn xảy ra, mọi người đều làm thế, đó là chuyện bình thường. Với những lời biện minh như vậy, chúng ta thổi bay sự việc. Nhưng suy nghĩ nhất định sẽ diễn biến trong tâm trí.


Do đó hãy kiểm tra bản thân một cách kỹ càng ngay từ bây giờ. Dù tình huống có như thế nào, nếu nó tốt lành, đừng tạo ego cái tôi về bản thân. Khi mọi người nói những điều tốt về chúng ta, chúng ta không nên bắt đầu bay lên cao với cái tôi. Tương tự, nếu tình huống không dễ chịu, đừng để cảm xúc của mình bị sụp đổ. Giữ trạng thái bình thường. Baba đã nói duy trì sự hăng hái và lòng nhiệt tình, có phải không? Chúng ta không được chịu ảnh hưởng của áp lực lên xuống vào những thời điểm khác nhau. Hãy có lòng hăng hái nhiệt thành nhưng giữ trạng thái bình thường ở bên trong. Chúng ta không nên đi lên, nếu không chúng ta cũng sẽ đi xuống. Khi chúng ta bình thường thì chúng ta sẽ ổn định.


Hãy tự kiểm tra trạng thái cảm xúc của mình. Các em sẽ biết bản thân mình có được chuẩn bị cho những thời khắc cuối cùng hay chưa. Bài thi về sự tách rời cảm xúc sẽ tới. Có nghĩa là em không nên có gắn kết với bất kỳ cái gì hay bất kỳ ai. Giả sử ai đó đang gào thét hoặc nếu có một cảnh đau khổ mà em đang chứng kiến, chúng ta cần nhớ rằng nó nhất định phải xảy ra. Không có gì mới. Chỉ nhờ những sự việc như vậy mà bóng tối sẽ kết thúc và ngày mới sẽ sáng ánh bình minh. Dựa trên kiến thức này, tôi không nên bị quấy phiền. Em đã hiểu phải chuẩn bị như thế nào chưa? Bài thi có thể là về 1 phút. Và sự chuyển hóa cuối cùng cần phải xảy ra. Baba đã mô tả nó khi có những hỗn loạn ở một số nơi ngày nay. Sự hỗn loạn đã xảy ra gần đây. Thậm chí sau đó Baba đã gửi một thông điệp: mọi người nói sự chuyển hóa đã bắt đầu. Baba làm rõ rằng đó không phải là sự chuyển hóa thực sự, nhưng nó giống như một trailer giới thiệu. Sự chuyển hóa thực sự sẽ khác.


Giả sử có một trận động đất ở một nơi hoặc lũ lụt ở một nơi, có nghĩa là mỗi yếu tố tự nhiên làm nhiệm vụ của nó. Chúng ta cố gắng bù đắp tổn thất và sau đó nói rằng những chuyển hóa này chắc chắn phải xảy ra. Đó không phải là sự chuyển hóa, bởi vì chúng ta sửa chữa lại những tổn thất. Nhưng trong sự chuyển hóa thực sự và cuối cùng, điều sẽ xảy ra; tất cả 5 yếu tố tự nhiên sẽ làm việc cùng một lúc, và chúng ta không nhận được sự hỗ trợ từ bất kỳ yếu tố nào. Tất cả 5 yếu tố sẽ ở dạng khủng khiếp. Nước và Đất sẽ cho thấy sự phẫn nộ của chúng. Và sau đó là tâm trí. Khi sự chuyển hóa cùng cuối cùng đó xảy đến, chúng ta sẽ không có sự hỗ trợ nào. Đất sẽ gây ra chuyển hóa ở nơi này, nước sẽ làm ở nơi khác. Một nơi khác đó sẽ là sự phẫn nộ của lửa, ở nơi khác nữa sẽ có bão tố. Con người sẽ đi đâu? Bây giờ nếu một nơi bị ảnh hưởng, chúng ta chuyển tới một nơi mới. Nhưng khi tất cả các yếu tố tự nhiên gây ra sự tàn phá cùng một lúc, chúng ta có thể đi đâu để được che chắn? Chúng ta sẽ chứng kiến những cảnh đau thương vào lúc đó có phải không?


Lửa ở một nơi, lũ lụt ở một nơi, động đất ở một nơi khác. Chúng ta làm được gì sau đó? Chúng ta nên ở trạng thái nào? Chúng ta cần ở trong ý thức linh hồn. Hoàn toàn tách rời khỏi ý thức cơ thể. Chúng ta cần ngồi trên ngai vàng của ý thức linh hồn và chứng kiến tất cả. Và hiểu rằng điều đó là tốt và nhất định phải xảy ra, có phải không? Ở trong trạng thái vô thể, cần rất nhiều thực hành. Và Baba sẽ giúp chúng ta đạt được điều đó. Đừng sợ hãi. Chúng ta chỉ cần có lòng can đảm. Baba sẽ giúp chúng ta vào lúc đó. Với sự trợ giúp của Baba, em sẽ trải nghiệm rằng trong khi thế giới đang trải qua biến động, chúng ta những linh hồn sẽ cảm thấy ổn định và mạnh mẽ dưới mái vòm bảo vệ của Baba.


Baba đã đảm bảo với chúng ta, Người nói rằng: ‘Con hãy bước một bước’. Đó không phải điều mà trong những thời khắc đó, chúng ta cầu gọi Baba để giúp mình. Chúng ta không cần hỏi: tại sao Người không giúp đỡ, Baba? Đây không phải là điều chúng ta nên nói. Baba nói: ‘con có cần phải nhắc Ta rằng Ta phải giúp con không? Liệu bản thân Ta không biết rằng Ta nên giúp đỡ con? Ta đã nói là Ta sẽ giúp con. Và ngày hôm nay tại sao con lại nhắc nhở Ta? Con nghĩ rằng Ta sẽ quên và do đó con phải nhắc nhở Ta sao?’. Chúng ta hãy đừng bị xáo động. Trong những thời khắc đó hãy có lòng tin tuyệt đối. NIềm tin của chúng ta nên thật vững vàng ngay cả khi tôi rời bỏ cơ thể. Tất cả chúng ta đều cần rời bỏ cơ thể cũ kỹ của mình. Chúng ta không muốn đi vào Thời kỳ vàng với cơ thể này. Tất cả chúng ta đều cần rời bỏ cơ thể. Và chúng ta nhất định sẽ rời bỏ cơ thể vào thời điểm chuyển hóa đó, phải không? Nhưng chúng ta không cảm thấy sợ hãi về việc rời bỏ cơ thể. Chúng ta không bị xáo động. Bởi vì chúng ta có sự đảm bảo, và đó là sự đảm bảo của Thượng đế.


Nếu chúng ta đi theo Anth Mati So Gati, trong những thời khắc cuối, nếu chúng ta là những hiện thân của ý thức linh hồn và hoàn toàn tách rời, thì thậm chí nếu rời bỏ cơ thể cũ kỹ của mình, cơ thể mới sẽ sẵn sàng dành cho chúng ta thôi. Chúng ta sẽ đi vào cơ thể đó. Chúng ta sẽ không sợ về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta chắc chắn rằng tương lai của chúng ta sẽ tốt đẹp. Không điều tệ hại nào có thể xảy ra được. Vậy thì đường biên dành cho nỗi sợ là gì? Khi chúng ta rời bỏ cơ thể với trạng thái đúng và sự tưởng nhớ thì chúng ta sẽ rời bỏ cơ thể một cách vui vẻ và nhận cơ thể mới. Nếu ai đó yêu cầu em thay chiếc váy cũ và mặc một chiếc mới, em sẽ không cảm thấy tệ về điều đó. Đó là một niềm vui thích, em bỏ cái cũ và mặc cái mới.


Để tôi chia sẻ một cách thực tiễn về cha Brahma Baba với các em. Thường chúng tôi đến phòng Baba, đôi khi ông sẽ nói với vẻ thông thái một cách tự nhiên. Ông ấy là một người lớn tuổi mà, phải không? Ông ấy luôn có nụ cười trên gương mặt, và chúng tôi sẽ hỏi tại sao Cha lại mỉm cười. Giống như là Cha nắm giữ một bí mật và do đó Cha cười. Baba nói: ‘Con thân yêu, hôm nay ta là một người già phải không? Nhưng ngày mai ta sẽ trở thành một đứa trẻ sơ sinh Shri Krishna. Ta đang nhìn thấy cảnh đó trước mắt ta.’ Nó giống như cách chúng ta treo một bộ y phục mới lên để sau đó mặc nó. Chúng ta giữ nó sẵn sàng để mặc. Baba nói: ‘Ta đang nhìn thấy bộ y phục thể lý của Shri Krishna đã sẵn sàng ở đó để ta thay vào. Hôm nay ta là Brahma và ngày mai ta sẽ mặc bộ y phục cơ thể đó. Ta có thể nhìn thấy nó ngay trước mắt ta.’ Baba mỉm cười vì ông biết bí mật này. Và chúng tôi có thể cảm nhận được giống như là bộ y phục cơ thể mới của Baba đang ở ngay trước mắt mình.


Giống như vậy chúng ta cần thực hành. Ngày hôm nay chúng ta đều là những Brahmin, và bộ y phục thể lý của các thánh thần đã sẵn sàng cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần đi và mặc chúng. Bởi vì chúng ta đã hoàn thành nghiệp ở đây. Tương lai của chúng ta đã được thiết lập phải không? Nó chắc chắn sẽ xảy ra. Vậy thì còn sợ hãi điều gì nếu chúng ta phải rời bỏ cơ thể? Cứ như vậy đi. Tại sao lại sợ hãi? Chúng ta phải bỏ nó. Chúng ta rời bỏ nó và nhận lấy cơ thể mới. Chúng ta không sợ cái chết. Trong khi đó người khác sợ cái chết nhiều nhất. Và họ sợ bởi vì họ không nhận thức được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Họ không nhận thức được. Cũng có những người tin rằng chúng ta sẽ được tái sinh là những loài động vật. Họ lo lắng họ sẽ được tái sinh thành loài động vật nào. Trong khi đó chúng ta chắc chắn sẽ trở thành thánh thần. Vì vậy chúng ta không lo lắng. Nếu chúng ta rời bỏ cơ thể, hãy cứ như vậy. Nếu ta rời bỏ cơ thể trong trạng thái này, thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Nếu trạng thái của chúng ta không tốt, chỉ khí đó chúng ta sẽ bắt đầu lo lắng. Chúng ta sẽ luôn nghĩ rằng mình đã thất bại. Và chúng ta sẽ rời bỏ cơ thể trong trạng thái lo lắng. Vậy thì tương lai của chúng ta sẽ ra sao?


Vậy thì ngay từ bây giờ, Baba đã cho chúng ta danh hiệu - Vị vua thảnh thơi. Vậy còn lo lắng gì nữa? Baba đang khiến cho phục vụ được hoàn thành. Người đang nuôi chúng ta. Người đảm bảo rằng cơ thể của chúng ta sẽ hoạt động tốt. Baba đang nuôi dưỡng linh hồn và đảm bảo nó phát triển tốt. Người đã trao cho chúng ta những phục vụ tốt để làm. Người đang giúp chúng ta làm phục vụ. Vì những hạt giống Nghiệp của chúng ta là tốt đẹp, nên quả trái của nó cũng sẽ trở nên ngọt ngào. CÒn gì phải lo lắng? Đó là lý do chúng ta nên tự do khỏi lo lắng. Chúng ta cần chuẩn bị theo cách này trước những thời khắc cuối của sự chuyển hóa. Chúng ta nên tách rời khỏi ý thức về cơ thể này. Giống như là nếu có một cơ thể vật lý mới nằm ở đó và chúng ta chỉ cần mặc nó vào. Không nên có sự níu giữ chặt với cơ thể này. Nếu không chúng ta ở trong sự trói buộc.


Baba đã từng nhắc đến rằng khi một người mặc một bộ y phục chật, người đó sẽ cần nhiều thời gian hơn để thay nó, người ấy không thể làm nhanh chóng. Trong khi đó ai đó mặc bộ y phục rộng rãi, có thể thay nó chỉ trong vài giây. Nếu chúng ta có một tài khoản Nghiệp gắn chặt với cái gì, thì chúng ta bị trói buộc với nó. Vậy thì chúng ta không thể ở trong ý thức linh hồn trong những thời khắc cuối. Chúng ta có được giải thoát không? Không còn sự níu chặt nào chứ? Chúng ta có bị trói buộc vào bất kỳ điều gì không? Chúng ta có tự do không? Nếu chúng ta tự do, không có trói buộc nào có thể kéo chúng ta về phía nó. Chúng ta có thể cố gắng để trở thành hai lần sáng nhẹ và bay lên. Nhưng nếu tôi bị trói vào thứ gì đó bởi sợi dây gắn kết, thì thậm chí nếu tôi muốn bay, sợi dây đó sẽ kéo tôi xuống. Vì tôi bị trói vào sợi dây đó. Tôi cứ muốn bay bay lên, thì sợi dây lại kéo tôi xuống. Vậy làm sao để chúng ta rời khỏi cơ thể được? Chúng ta đã cắt những sợi dây đó chưa? Hãy kiểm tra tất cả những sợi dây tinh tế. Chúng ta không có những gắn kết hữu hình và lớn. Nhưng khi thời điểm đến, sự gắn kết có đến không?


Tôi đã từng chia sẻ một câu chuyện, không chắc em đã nghe đến chưa. Có một người phụ nữ đã đến với chúng tôi. Chị ấy luôn khăng khăng: Này chị, tôi không có bất kỳ gắn kết nào. Chúng tôi cũng đánh giá cao cô ấy vì đó là một điều tốt, phải không? Và chúng tôi nhận thấy rằng không có Tâm ấn của gắn kết hiện hữu ở chị ấy. Nhưng điều này đã xảy ra, con trai của chị ấy ốm bệnh và lúc đó đã gần về đêm. Cậu bé bắt đầu ho rất nhiều và nó đủ nghiêm trọng để gây lo lắng. Vì đã là đêm rồi, không có bác sĩ nào đến được. Chị ấy đã chia sẻ trải nghiệm của mình sau đó. Khi chúng tôi hỏi chị ấy điều gì đã xảy ra. CHị ấy nói: ‘Tôi đã khẳng định rằng mình không có gắn kết nào. Nhưng đó là buổi đêm và không có bác sĩ nào đến chữa cho con trai tôi. Nó ho nhiều lên và khi đó nó bắt đầu gào thét. Tôi cũng bắt đầu gào thét ở bên trong. Khi thằng bé chịu đau đớn, ở bên trong tôi cũng đau đớn. Tôi chưa bao giờ có trải nghiệm như vậy trước đó. Và sau đó tôi nhận ra đó là sự gắn kết.’ Chị ấy nói: ’Gắn kết khiến chúng ta bị mù quáng.’


Chị ấy chia sẻ trải nghiệm của mình. Thông thường mọi người giữ mật ong trong nhà vì giá trị dược liệu của nó. Khi nào có những ốm bệnh nhẹ đặc biệt là với trẻ con, uống một chút mật ong sẽ như một phương thuốc. Chị ấy nói: ‘Tôi cũng giữ mật ong rất cẩn thận, bởi vì tôi biết sẽ cần đến nó trong những lúc như vậy. Nhưng khi tôi bắt đầu tìm kiếm nó, tôi không thể tìm thấy chai mật ong đâu. Tôi nhìn khắp nơi nhưng không thể tìm thấy nó. Tôi đã trở nên rất hỗn loạn bởi vì con mình đang gào thét vì khó chịu. Tôi đã không tìm thấy mật ong và cả bác sĩ cho con mình. MỘt lần nữa tôi bắt đầu cảm thấy: điều gì đang xảy ra với tôi vậy? Những gắn kết của tôi thì sao? Gắn kết đang gây khó dễ với tôi, trong khi đó tôi lại nghĩ mình không còn gắn kết. Và sau đó tôi ngồi xuống thiền định và nói: ‘Baba, con đã phạm sai lầm. Con đang trở thành nô lệ của gắn kết.’ Tôi chỉ ngồi xuống thiền trong 5’, giống như là tôi không thể nghe thấy tiếng con mình. Sau đó tôi cảm thấy giống như mình đã bất tỉnh và giờ tôi tỉnh lại. Tôi đã tự hỏi tại sao mình lại thất bại. Khi đứng dậy tôi có thể nhìn thấy chai mật ong ngay trước mắt mình. Trước đó tôi đã không thể tìm thấy nó. Và giờ nó ở trước mắt tôi. Sau đó tôi trộn mật ong với nước ấm và đưa cho con. Cơn ho của nó đã giảm xuống. Chị ấy nói: chỉ khi thời điểm đến, tôi mới nhận ra tôi có sự gắn kết. Nếu không tôi vẫn tin rằng mình không còn.


Vậy nên chúng ta đừng tự cho rằng tất cả các thói tật của mình đã kết thúc. ‘Con không có lòng tham, Baba. Con đã trở nên không còn đam mê. Con không tham lam điều gì. Con không còn những ham muốn.’ Nhưng tôi chỉ thích một số thứ nhất định thôi. Thích một thứ gì đó có nghĩa là gì? Lòng tham là một dạng lớn hơn nhiều, và sự yêu thích này là một dấu vết của nó. Khi em thích điều gì, có sự thu hút với nó. Đây cũng phải là lòng tham sao? Nó có thể kéo em về phía nó bất kỳ lúc nào. Khi thứ gì đó trông có vẻ tốt với em, thứ đó không thu hút em sao? Ham muốn và yêu thích có thể được xem là con cháu của lòng tham. Baba đã giải thích trong Murli gần đây rồi, phải không? Đó là khi con cái trưởng thành, chúng ta sẽ không có nhiều gắn kết với chúng nữa. Nhưng chúng ta lại có nhiều gắn kết với các cháu hơn. Tương tự, tất cả những thói tật dễ thấy và nổi bật ở trong các em đã kết thúc bây giờ. Nhưng tất cả những dấu vết của chúng vẫn còn hiện diện ở trong em. Em không có giận dữ những em vẫn có sự hung hăng và dùng nó để hoàn thành công việc. Có nghĩa là, con cháu của giận dữ vẫn ở trong em. Do đó, chúng ta không nên chỉ kiểm tra bề ngoài. Nếu không chúng ta sẽ nói: tất cả các thói tật của tôi đã kết thúc. Một người cần phải kiểm tra chúng, mọi lúc.


Và thứ hai, chúng ta cần kiểm tra ở một mức độ tinh tế. Để thấy kể cả những dấu vết của bất kỳ thói tật nào đang còn. Bởi vì nếu thậm chí còn những dấu vết, chúng cũng nên được kết thúc. Nếu những dấu vết bị giấu đi, chúng có thể lừa phỉnh em bất kỳ lúc nào. Hãy kiểm tra bản thân mình thật kỹ. Đừng làm vì sợ hãi. Nhiều người bắt đầu lo sợ: ‘điều này có đúng không? Nếu tôi vẫn còn thói tật này thì điều gì sẽ xảy ra với số phận của tôi?’ Đừng làm trong trạng thái bất lực. Bởi vì khi chúng ta nghe những điều như vậy chúng ta sẽ lo sợ. Chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi: ‘tôi có nên nỗ lực thật nhiều không? Không phải là rất nhiều rồi sao? Điều này thật khó với tôi. Tôi ổn theo cách này. Tôi không thể trở thành một linh hồn thánh thần. Dù tôi có thế nào, tôi cũng thuộc về Baba.’

Này các em, tôi từng nói với các em đừng làm như vậy. Chúng ta đã đến với Baba, có nghĩa là chúng ta đã ở cùng Thượng đế. Các em đã đến với đại dương của những kho báu. Tại sao em chỉ lấy 2 nắm tay của báu vật và vội hài lòng với nó? Tại sao em không làm đầy túi mình với những báu vật của Người? Và thứ hai, tại sao tôi tự xem bản thân mình là đơn độc? Thường thì chúng ta cảm thấy chán nản bởi vì chúng ta không trải nghiệm được sự đồng hành của Baba. Tôi nên nhớ rằng tôi không đơn độc. Tôi là một hình thể kết hợp. Tôi cùng với Baba. Dù tôi có yếu đuối thế nào, Baba cũng không hề yếu đuối phải không? Người là Đấng thẩm quyền toàn năng. Tại sao tôi lại nghĩ về bản thân là đơn độc và yếu đuối? Tại sao tôi nghĩ rằng tôi không thể làm được? Khi chúng ta chán nản, chúng ta thường nói rằng: ‘Người làm ơn hãy hiểu con. Con sẽ tiếp tục như thế này. Đây chính là con, đã được định sẵn như vậy. Không quan trọng việc con có trở thành Sri Lakshmi hay Sri Narayan hay không. Con sẽ luôn hạnh phúc về bản thân mình bây giờ.’ Chúng ta nói như thế trong tuyệt vọng. Đừng làm như vậy.


Tôi có thể yếu đuối nhưng người đồng hành của tôi chính là Thượng đế, Đấng thẩm quyền toàn năng. Khi một người yếu đuối có sự đồng hành của Đấng thẩm quyền toàn năng, thì thậm chí một linh hồn yếu đuối trở thành một vị chủ nhân với thẩm quyền toàn năng, có phải không? Khi chúng ta nghĩ rằng mình phải làm việc đó một mình, rằng phải nghĩ về những giải pháp một mình, hãy nhớ rằng Baba ở cùng chúng ta. Chúng ta càng yêu Baba với trọn vẹn trái tim, ta càng hiểu Baba thông qua kiến thức. Tôi đã từng nói đến rằng ai đó nhận ra Người với trí tuệ của mình, và người khác nhận ra Người bằng trái tim. Nếu chúng ta chỉ đơn giản nhận ra Baba với trí tuệ của mình, rằng Người là chấm điểm vô hình của ánh sáng, rằng Người sống ở Vùng tối cao. Bây giờ, Người đã đến thế giới của chúng ta. Đây là thời kỳ Chuyển giao. Thời kỳ vàng cần được tạo ra. Baba là Đại dương kiến thức, Đại dương yêu thương, … Người có những quyền năng này. Có nghĩa là chúng ta đang dùng trí tuệ mình và thông qua kiến thức chúng ta biết những khía cạnh khác nhau của Baba. Đó là một điều khác khi trái tim chúng ta tin rằng Người là Cha của mình. Cha nghĩa là người trao cho chúng ta thừa kế.


Tôi cảm thấy rằng trong một số gia đình, trải nghiệm của yêu thương từ một người cha đời thường không được sâu sắc. Có lẽ một đứa trẻ không trải nghiệm tình yêu thương sâu sắc như vậy từ người cha đời thường. Nhưng Baba là người Cha vượt thoát của chúng ta. Dựa vào đâu chúng ta tin như vậy? Thậm chí nếu chúng ta chưa trải nghiệm tình yêu thương của người cha đời thường, nghĩa là người trao thừa kế cho chúng ta; Baba cũng trao thừa kế cho chúng ta, có phải không? Chẳng phải chúng ta trải nghiệm niềm hạnh phúc được thừa kế từ Người sao? Kể cả khi chúng ta không trải nghiệm nó mọi lúc, nhưng chúng ta trải nghiệm nó một số lúc. Và đó là lý do chúng ta trở thành Brahma Kumari hoặc Brahma Kumar. Vậy nên Baba là Cha của chúng ta, vì chúng ta nhận thừa kế từ Người, đó là hạnh phúc, bình an, phúc lạc, tình yêu thương vô điều kiện.

Vậy ai đang trao cho chúng ta những thừa kế này? Chúng ta nhận được chúng từ ai? Một anh em trai không nhận nó từ một anh em trai khác. Anh ta chỉ có thể nhận được nó từ người Cha. Khi chúng ta nhớ đến những thành tựu và rằng Cha trao thừa kế cho chúng ta, thì chúng ta sẽ trải nghiệm mối quan hệ với Baba. Hãy nhớ rằng: ‘Của thừa kế Baba đã trao là gì? Tại sao Người trao nó cho tôi?’ Người trao nó chỉ vì chúng ta có một mối quan hệ. ‘Mối quan hệ chúng ta có là gì?’ Chúng ta đã nhận được thừa kế từ Baba. ‘Dựa trên thừa kế đó, mối quan hệ chúng ta có với Baba là gì?’ Mối quan hệ của Cha và con. Khi kể cả trái tim em công nhận mối quan hệ này, không chỉ do trí tuệ, thì giây phút chúng ta đạt được bất kỳ thành tựu nào, trái tim của chúng ta cảm thấy điều đó.


Đặc biệt khi chúng ta trải nghiệm thành tựu, nhưng nếu chúng ta biết các thành tựu có được dựa trên kiến thức, thì ở đó không có tình yêu. Tình yêu thương nảy nở nhờ những thành tựu. Vậy thì khi em nói mình có một mối quan hệ Cha và con, đừng chỉ nói ở bề ngoài. Đừng chỉ hiểu điều đó một cách lý thuyết rằng Người là Cha của em. ‘Tại sao Người là Cha của em? Khi em không trải nghiệm thành tựu, làm thế nào em có thể gọi Người là Cha mình? Nhưng nếu em đã thừa kế được tài sản của Người, và vì sao em gọi đó là thừa kế? Bởi vì chúng ta không đạt được bất kỳ thứ gì từ nó bằng những nỗ lực của mình. Một người phải làm việc chăm chỉ để kiếm được thứ gì đó. Của thừa kế thì là thứ tự nhiên chúng ta nhận được từ cha mình mà không cần nỗ lực nào. Linh hồn chưa từng trải nghiệm niềm hạnh phúc và bình an trước đó. Chúng ta là những linh hồn nhưng chúng ta từng có thừa kế của hạnh phúc và bình an trước đó không? Chúng ta trải nghiệm điều đó chỉ sau khi nhận ra Baba, phải không? Vì vậy hãy nhớ thừa kế của mình.

Tại sao chúng ta gọi người là Baba của tôi? Bởi vì tôi đã đạt được những thành tựu của thừa kế từ Baba. Điều này sẽ giúp em nhớ Baba với trái tim mình. Nếu không nếu chúng ta không chú tâm vào thừa kế này hoặc những trải nghiệm ở trước mắt, chúng ta sẽ chỉ giữ trong trí tuệ mình trong khi thiền định rằng Baba là một đại dương của sự thông thái và tình yêu thương. Và điều đó ảnh hưởng tới tôi như thế nào? Người chính là Người vốn là. Nhưng tôi đã nhận được lợi ích từ Baba bằng việc nhận thừa kế. Tôi đã trải nghiệm những kho báu. Mặc dù đó không phải là một trải nghiệm liên tục, chúng ta đã trải nghiệm nó rồi, phải không? Đó là lý do chúng ta đã đến đây. Vậy thì tất cả những thành tựu của chúng ta đã xảy ra thông qua mối quan hệ nào? Với Baba vì Người là Cha, phải không? Vậy nên đừng chỉ niệm tên Baba, Baba. Mang tất cả các thành tựu ra trước mặt em. Baba đã trao cho chúng ta những lợi ích nào?


Thành tựu (sự đạt được) là một thực thể đầy quyền năng, nó tạo ra mối quan hệ của chúng ta với một người lạ. Ví dụ, nếu em đang đi bộ trên đường. Em tự ngã và không có ai ở bên cạnh giúp em. Lúc ấy, giả sử có một người lạ đến giúp em ngay lập tức, thì trái tim em hướng về người đó mặc dù em không biết anh ta là ai. Ngay lúc đó em sẽ cảm ơn anh ta và nói: Tôi sẽ không bao giờ quên sự giúp đỡ của anh trong cuộc đời tôi. Anh ta là một người lạ và bây giờ em có một mối quan hệ với anh ấy. Vì sao mối quan hệ được tạo ra? Bởi vì em nhận được lợi ích từ nó. Mối quan hệ của cha và con cũng giống như vậy. Đó là một mối quan hệ được nhớ đến dựa trên những sự đạt được.


Baba đã trao cho tất cả chúng ta những gì? NIềm phúc lạc nào chúng ta đã trải nghiệm từ Baba? Bình an mà chúng ta đã trải nghiệm là gì? Tình yêu thương vô điều kiện nào chúng ta đã trải nghiệm? Đào sâu vào những thành tựu này. Quên đi bản thân trong trải nghiệm đó. Rồi em sẽ trải nghiệm Baba theo cách mà người được kết hợp cùng với em, và không ai có thể chia tách cả hai. Đây là về tưởng nhớ Baba với cả trái tim. Điều còn lại là nghĩ về Baba với trí tuệ của mình dựa trên nền tảng của kiến thức. Chúng ta đã nhận diện được Baba, nhưng điều đó là giới hạn với trí tuệ của chúng ta. Trong trường hợp đó chúng ta sẽ không trải nghiệm Baba gần gũi với mình. Chúng ta chỉ được trao quyền chỉ một chút ít nhờ kiến thức. Từ ý thức cơ thể, trong một lúc chúng ta trở nên ý thức linh hồn. Bằng sự tưởng nhớ về Baba, chúng ta sẽ trải nghiệm bình an một thời gian. Nhưng nếu sự kết nối được thiết lập liên tục, khi chúng ta có một cảm giác được kết hợp với Baba, khi em trải nghiệm nó bằng trái tim dựa trên những gì đạt được từ Baba, em sẽ không thể quên được cho dù muốn đi chăng nữa.


Baba dạy chúng ta phải không? Rằng quên lãng Baba hẳn là khó khăn. Nhớ đến Baba thì không khó. Tại sao lại khó có thể quên được Baba? Bởi vì trái tim tôi đã chấp nhận rằng Người là Baba của tôi, dựa trên những thành tựu đạt được. Khi điều gì đó đi vào trái tim em, rất khó để nó rời khỏi trái tim. Nếu nó chỉ nằm trong tâm trí, thì có lẽ nó dễ dàng bị xóa bỏ khỏi đó. Nhưng khi tình yêu của Đấng dấu yêu làm đầy trái tim ta, không gì trên thế giới có thể chia tách Baba ra khỏi chúng ta. Chúng ta sẽ luôn nói: Đây là Baba của tôi. Người cha đời thường chỉ là cha của chúng ta trong một kiếp sinh. Nhưng ở đây, trái tim ta đã chấp nhận Thượng đế, rằng Baba là Cha của chúng ta. Khi trái tim hát lên, giống như chúng ta có bài hát: Trái tim con cảm ơn Người, Baba… Vì vậy khi em tiếp tục trải nghiệm và nghĩ về Baba với cả trái tim, em trải nghiệm sự phúc lạc mà Baba đã trao. Niềm phúc lạc và hạnh phúc mà Baba đã trao là gì? Những khổ đau nào trong tôi đã kết thúc? Hãy xem xét nội tâm em về tất cả những điều này bằng cả trái tim. Và rồi sự tưởng nhớ đến Baba sẽ trở nên rất tự nhiên với em. Em sẽ không cần nỗ lực cho điều đó. Nó trở nên tự nhiên để tưởng nhớ Baba, nghĩa là giữ mình trong ý thức linh hồn.


Đôi khi chúng ta ngồi xuống và nghĩ về Baba. Nhưng chúng ta không ngồi trong trạng thái ý thức linh hồn. Đó là lý do cần nỗ lực để nghĩ về Baba. Nó được mô tả một cách rất hay trong một trong những bức tranh của chúng ta, phải không? Rằng chúng ta cố gắng thiết lập kết nối mà không cần tháo lớp cách điện ở trên dây điện. Người là Baba của chúng ta. Người không phải là Cha của cơ thể này, phải không? Người là Cha của linh hồn. Vì vậy trước tiên chúng ta nên xem bản thân mình là những linh hồn và sau đó nhớ Cha. Nếu không sẽ có những thứ khác đến với tâm trí trong lúc thiền định và chúng ta vẫn sẽ nói Baba là của tôi. Sự kết nối hay đường truyền không được ổn định, vì chúng ta vẫn chưa tháo lớp cách điện của ý thức cơ thể. Chúng ta chưa thiết lập bản thân trong ý thức linh hồn. Đó là linh hồn đang cầu gọi Baba, phải không? Baba không phải Cha của cơ thể này. Người là Cha của linh hồn. Vì vậy, nhớ Baba nghĩa là ở trong ý thức linh hồn, và ngược lại. Cả hai cùng nhau: tôi là một linh hồn, tôi là con của Baba.


Nhưng khi em ở trong ý thức cơ thể, cho dù em muốn kết nối với Baba ý thức linh hồn, điều đó là không thể. Em sẽ lãng phí thời gian và trở nên thất vọng. Đó là lý do vì sao đôi khi chúng ta nói trong lúc thiền định rằng vùng trán cảm thấy nặng nề. Nó trở nên nặng nề bởi vì chúng ta đã không tháo bỏ lớp cách điện là ý thức cơ thể và vẫn cố gắng kết nối với Thượng đế. Không có lợi ích nào và không có dòng chảy nào cả. Không có ánh sáng, nghĩa là không có lợi ích. Vì vậy vùng trán cảm thấy nặng nề và người đó cảm thấy buồn ngủ. Nhiều người nói họ không ngủ đủ, nhưng trong lúc thiền định họ bị buồn ngủ. Khi họ nằm ngủ vào ban đêm, họ không thể ngủ được. Nhưng ngay khi họ ngồi thiền, họ buồn ngủ. Bởi vì họ không trải nghiệm thành tựu, phải không? Khi họ không trải nghiệm những thành tựu, thiền định cần nỗ lực. Nỗ lực khiến họ mệt mỏi và sự mệt mỏi làm cho họ buồn ngủ. Khi một người cảm thấy mệt mỏi, nếu anh ta nằm xuống, anh ta có biết khi nào mình buồn ngủ không? Anh ta sẽ không biết.


Vì thế trong trường hợp này, đó là sự mệt mỏi của trí tuệ, bởi vì không có trải nghiệm thành tựu. Bởi vì chúng ta không ở trong trạng thái ý thức linh hồn. Kết nối không được thiết lập. Vậy nên chúng ta cần nhiều nỗ lực để kết thúc những suy nghĩ lãng phí và sau đó nghĩ về Baba. Một lần nữa chúng ta sẽ được nhắc nhở về một sự việc khác, và chúng ta nên mang tâm trí quay trở lại Baba. Những nỗ lực này giống như một cuộc chiến vậy. Nó làm tâm trí và trí tuệ mệt mỏi và khiến chúng ta buồn ngủ. Vùng trán cảm thấy nặng nề. Do đó, đầu tiên hãy mang ra những thành tựu, cảm nhận trải nghiệm đó. Chúng ta không phải một con vẹt chỉ lặp lại rằng Baba là một đại dương của hạnh phúc và bình an, hoặc là nhớ lại 8 sức mạnh thánh thiện. Đơn giản nói rằng Baba trao cho chúng ta sức mạnh như vậy. Chúng ta không phải là những con vẹt. Tâm trí nên nói điều này từ trải nghiệm. Đừng chỉ nói bằng lời. TRải nghiệm là thực thể khiến chúng ta quên đi bản thân mình.


Bao nhiêu trong số các em thích đồ ngọt? Ví dụ em đang ăn kẹo, trong suốt quá trình ăn của ngọt đó, em hơi lạc mất bản thân mình phải không? Khi em ăn thứ gì ngon, em lạc vào trong mùi vị đó. Khi em đang thưởng thức nó, nếu ai đó hỏi em: ‘Đã có ai đến đây chưa?’ Em sẽ trả lời: ‘oh vậy sao? Tôi không nhìn thấy ai cả’. Đôi mắt em mở nhưng em đang đắm chìm trong những hương vị của món ăn. Tương tự, em cần đánh mất bản thân mình trong trải nghiệm về Baba. Một người tưởng nhớ thông qua trí tuệ và người khác tưởng nhớ thông qua trái tim mình. Hãy để con tim lên tiếng: Baba của tôi. Đừng chỉ nói điều đó dựa trên kiến thức. Hãy kiểm tra bản thân mình theo cách này.


Vậy em có luôn sẵn sàng và can đảm để đối mặt với sự chuyển hóa chưa? Đừng chán nản và hỏi: ‘Những thứ như vậy có xảy ra hay không? Những thay đổi có xảy ra ở khắp mọi nơi không? Rất khó để chứng kiến. Sẽ là tốt hơn khi rời bỏ cơ thể trước khi điều đó xảy ra.’ Đừng sợ hãi theo cách này. Baba cũng đã chia sẻ rằng một vài người con tạo ra những suy nghĩ như: ‘Khi Baba biết mọi thứ, tại sao người không thông báo ngày giờ? Chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn.’ Baba đã hỏi một câu rất hay: ‘Tại sao Baba đi vào thế giới này?’ Người đã đến để biến chúng ta thành ý thức linh hồn, phải không? Baba lấy ví dụ: ‘Giả sử Ta nói cho các con ngày hôm nay rằng sự chuyển hóa sẽ xảy ra trong năm này hay năm kia. Bây giờ con nói ta nghe con sẽ trở nên ý thức linh hồn hay ý thức thời gian?’. Chúng con trở nên ý thức thời gian. Baba hỏi: ‘Ta đến để khiến con ý thức linh hồn hay ý thức thời gian?’. Ý thức linh hồn. Đó là lý do vì sao Baba không nói về thời điểm. Baba nói rằng Người sẽ không bao giờ tiết lộ thời điểm đó. Người nói: ‘Bởi vì Ta đến đây để khiến con ý thức linh hồn và không phải thời gian. Nếu con muốn trở nên ý thức thời gian, con có thể đi và hỏi những nhà chiêm tinh học để có các dự đoán. Ta đến đây không phải để khiến con ý thức về thời gian, mà là ý thức linh hồn. Vì vậy Ta sẽ không bao giờ tiết lộ về thời điểm của sự chuyển hóa. Từ bây giờ con phải luôn sẵn sàng.’ Thậm chí nếu điều đó xảy ra ngày mai, chúng ta cũng cần phải sẵn sàng. Khiến trạng thái của bản thân hướng thượng theo cách như vậy. Và nếu như nó xảy ra sau này, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn. Có phải thời gian đã hết không? Giờ tôi cũng trở nên ý thức về thời gian.


Một lần, ai đó đã hỏi Baba: ‘Baba, thế giới ngày hôm nay đã trở nên rất tồi tệ. Baba, nếu thế giới mới có thể đến một cách nhanh chóng, hãy đi tới thiên đường sớm.’ Linh hồn hẳn đang phải đối mặt với những bài thi khó nhằn khiến anh ta gặp rắc rối. Vậy nên anh ấy xin Baba kết thúc thế giới này sớm, để thế giới mới sẽ đến. Baba mỉm cười khi người đó nói như vậy. Baba nói: ‘Con thân yêu, con đang gợi ý rằng Ta ra đi sớm để thế giới mới của con đến sớm phải không? Vậy tại sao con không nói rằng, Baba, xin Người hãy đi đi, để thế giới mới của chúng con được thiết lập sớm?’ Người đó nói: ‘Làm sao con có thể yêu cầu Baba ra đi được? chúng con luôn cần có Baba.’ Baba trả lời: ‘Ta có ở cùng con trong thời kỳ vàng không? Không. Vậy thì cần được hiểu rằng con muốn ta ra đi bây giờ và sau đó con có thể trị vì thế giới trong thời kỳ Vàng.’ Baba đã hỏi có phải người đó muốn điều này xảy ra không. Người đó trả lời: cả Baba và thế giới mới đều rất cần thiết. Baba làm rõ rằng cả hai không thể xảy ra cùng nhau. Cuối cùng Baba nói: ‘Sao con lại lo lắng? Thời kỳ chuyển giao cũng không tầm thường. Đừng ước rằng kỷ nguyên này sẽ kết thúc nhanh chóng. Có phải con đang không có thời gian tốt đẹp trong thời kỳ Chuyển giao không? Con sẽ không gặp Baba trong thời kỳ Vàng. Baba chỉ có mặt trong thời kỳ Chuyển giao này. Vì vậy không ai nên nghĩ rằng Baba nên tiết lộ thời điểm và mọi thứ nên xảy ra nhanh chóng.’ Chúng ta nên luôn sẵn sàng, kể cả khi nó xảy ra vào ngày mai. Và chúng ta không có vấn đề gì thậm chí nếu nó xảy ra nhiều năm sau. Chúng ta sẵn sàng.


Bây giờ chúng ta chỉ có 10 phút còn lại để thiền định. Bây giờ hãy ngồi trong trạng thái thật mạnh mẽ và kết nối sâu sắc với Baba, bằng trái tim mình. Đừng chỉ kết nối bằng trí tuệ. Kết nối với trái tim và nói: Baba của tôi. Tiếp tục trải nghiệm: Người là Baba của tôi. Hãy đến thật gần với Baba. Trong trạng thái này, hãy ngồi thiền định trong 10 phút.

518 views0 comments

Comments


bottom of page