top of page

Những công cụ để thực nghiệm về sự thanh khiết của Chính mình (the Self) - Didi Nirmala


Tuân thủ sự thanh khiết trong một kiếp sinh để trở thành vị chủ nhân của thế giới cho 21 kiếp sinh. Chúng ta biết lợi thế của sự từ bỏ ở thời điểm này. Chúng ta phải từ bỏ các thói tật trong nửa kiếp sinh này nhưng chúng ta nhận hoa trái cho 21 kiếp sinh. Vì vậy nếu chúng ta thấy được diễm phúc mà mình sẽ nhận được qua sự từ bỏ này, chúng ta sẽ không do dự để tuân thủ kỷ luật. Bởi vì kỷ luật của Baba, đôi khi người ta thấy nó khó thực hiện. Họ nói tri thức của các bạn thì tốt, lối sống của các bạn cũng tốt nhưng thật khó cho chúng tôi để tuân thủ. Và đặc biệt, với những người không muốn từ bỏ những thói quen xấu đó. Họ sẽ nói “Tôi thà không làm gì còn hơn là thiền định.” Nhưng chúng ta đang làm tất cả những điều này bởi vì chúng ta biết nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong kiếp sinh này cũng như trong tương lai. Bây giờ Yoga sẽ giúp chúng ta từ bỏ những thói quen không mong muốn và sự ô trọc. Tri thức giúp chúng ta biết điều gì là sai nhưng nếu biết điều gì là sai và chúng ta vẫn làm điều đó, chúng ta sẽ thấy nặng nề. Vì vậy sẽ tốt khi chúng ta không chỉ biết mình cần phải từ bỏ điều gì mà còn cần phải có nỗ lực cương quyết để từ bỏ chúng. Chúng ta cần giữ cho mình một biểu đồ, viết ra một biểu đồ là cách tốt nhất để biết: tôi đã từ bỏ đến đâu những điểm yếu, những thói tật và những thói quen không mong muốn.


Vì vậy điều đầu tiên Baba nói là: hãy duy trì ý thức linh hồn. Chúng ta biết ý thức cơ thể là gốc rễ của mọi thói tật. Làm thế nào để tôi biết mình đang ở trong ý thức cơ thể hay ý thức linh hồn? Tôi nghĩ chúng ta cần phải biết những dấu hiệu của ý thức linh hồn và ý thức cơ thể. Bây giờ, khi tôi ở trong ý thức linh hồn, tôi bình an một cách tự nhiên, và rồi tôi yêu thương bản thân mình, tôi chấp nhận bản thân như mình vốn là bởi vì chúng ta biết rằng với Tri thứcYoga tôi sẽ chuyển hóa bản thân. Bởi vì nếu tôi không có tự trọng thì một cách tự nhiên tôi sẽ tìm kiếm sự ghi nhận và khen ngợi từ những người khác. Với ý thức linh hồn tôi chấp nhận bản thân, tôi hướng vào bên trong, tôi tập trung. Khi chúng ta trong ý thức linh hồn, chúng ta trao tặng, trao tặng cho những người khác, chúng ta hào phóng. Khi chúng ta trong ý thức cơ thể, chúng ta đòi hỏi, đòi hỏi sự tôn trọng, sự thương xót cho bản thân. Như vậy thay vì trong ý thức linh hồn hay hướng vào trong, chúng ta lại hướng ra bên ngoài, nhìn đây nhìn đó, đồ trang trí này là cái gì đây, đồ đạc này là cái gì, cái thảm như thế nào, người này trông như thế nào, người này đang mặc loại trang phục nào. Họ không tập trung, con mắt của họ nhìn đây nhìn đó, không định tâm. Khi chúng ta trong ý thức linh hồn, chúng ta có giá trị bản thân. Khi chúng ta trong ý thức cơ thể, chúng ta muốn sự công nhận. Mọi người nên nói với tôi: Xin chào, bạn thế nào, Om shanti, v.v. Khi mọi người trong ý thức cơ thể, họ lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng vào cơ thể. Họ đi đến những thẩm mỹ viện, dành thời gian và tiền bạc và tất cả hoạt động của họ đều là đến những thẩm mỹ viện đó để làm tóc. Ngay cả ở Ấn Độ khi ngày Rath đến, và bạn sẽ thấy cả đàn ông, đàn bà họ đều đi đến các thẩm mỹ viện. Nhiều người thì xăm nhiều hình xăm lên cơ thể mình, trang hoàng những bộ cánh đặc biệt, trang điểm, v.v. Họ cố gắng để có được sự chú ý bằng những chiếc váy thời thượng, trang điểm và hơn cả điều đó họ tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để giảm cân, để thay đổi những đặc điểm nào đó theo cách họ muốn. Ai đó có đôi mắt Trung Quốc muốn có đôi mắt Ấn Độ, ai đó muốn mắt màu xanh dương, người khác muốn màu nâu, những kiểu như vậy, rồi lông mày, và các kiểu khác. Các bạn biết rõ hơn tôi mà. Với những người ý thức linh hồn, họ tự tin. Những người ý thức cơ thể thì xấu hổ và lo lắng khi họ nói, nói trước đám đông họ trở nên lo lắng, bồn chồn. Những người ý thức linh hồn, họ không lo về những gì người khác sẽ nghĩ về mình, trong khi đó người với ý thức cơ thể thì nghĩ nếu tôi mặc cái váy này người khác sẽ nghĩ gì, nó có hợp kiểu hay không, người ta có thích không. Không phải là tôi có thích nó hay không mà là người khác có đánh giá cao nó hay không. Ý thức linh hồn thì luôn vui vẻ; Với ý thức cơ thể, họ cười và pha trò. Có một anh đang có một bài diễn thuyết và anh ấy cứ cười lớn và cười mãi và tôi thể không hiểu tại sao anh ta lại cười. Vì vậy đến cuối buổi, tôi hỏi sao anh lại cười nhiều thế. Anh ta nói tôi bị lo lắng. Vì vậy khi người ta ở trong ý thức cơ thể, họ lo lắng và cười một cách không cần thiết. Những người ý thức cơ thể họ cố gắng để gây ấn tượng với những người khác. Người ý thức linh hồn thì hài lòng. Với ý thức cơ thể, như bạn có thể biết, một số người họ muốn giảm cân nên họ sẽ hoặc là nhịn ăn hoặc là ăn rồi nôn ra. Họ tự ép mình không được ăn những thức ăn này. Ý thức cơ thể sẽ luôn luôn tán gẫu. Ý thức linh hồn chỉ có Tri thức và hướng vào bên trong. Họ không hứng thú với những điều người khác làm. Vì vậy một cách tự nhiên, ý thức cơ thể sẽ làm hao tổn thời gian, tiền bạc, năng lượng và suy nghĩ, tất cả mọi thứ. Vì vậy nên tôi phải kiểm tra trong biểu đồ của mình tôi đang lãng phí bao nhiêu thời gian, tiền bạc và năng lượng vào cơ thể của mình, ngắm nhìn mình.


Thói tật thứ hai là cái tôi và đối lập là sự khiêm tốn hay không có cái tôi. Đức hạnh là khiêm tốn. Những người có cái tôi thì xem mình là vượt trội. Họ sẽ luôn nói tôi là thế này, tôi xinh đẹp, tôi khỏe mạnh, tôi giàu có, tôi là người quản lý, v.v. Tôi thuộc đẳng cấp cao, ở Ấn Độ họ sẽ nghĩ về đẳng cấp của mình và nói: ồ, tôi thuộc đẳng cấp cao, đẳng cấp Brahmin, v.v. Đó gọi là những nhận thức về sự vượt trội. Trong khi đó, những người khiêm tốn họ sẽ nói: ồ, Baba ban cho tôi sức khỏe tốt, hay sự giàu có, hay bất kì điều gì họ có. Họ nói là: Baba đã ban cho tôi. Họ dâng hiến tất cả cho Baba. Những người khiêm tốn, họ tôn trọng những người khác, và những người có cái tôi sẽ không tôn trọng người khác. “Họ thật là hết hi vọng, họ chẳng biết gì cả, đã bảo bao nhiêu lần mà vẫn làm như thế này.” Họ sẽ không tôn trọng và xúc phạm những người khác. Người sống với cái tôi sẽ có chiếc mặt nạ giả hay mã ngoài. Họ sẽ khoe ra bên ngoài những điều tuyệt vời, nhưng bên trong họ sẽ không cảm thấy tuyệt đâu. Trong khi đó người khiêm tốn thì trung thực. Nếu họ không biết họ sẽ nói là: tôi không biết. Người có cái tôi thì châm biếm, trêu chọc, và chế nhạo người khác. Và họ sẽ luôn tự cho mình là trung tâm, họ muốn tất cả mọi thứ cho riêng mình, và họ không quan tâm đến người khác. Người khiêm tốn thì lại hào phóng, họ liên tục cho đi những gì họ có. Người có cái tôi nghĩ: okay, chỉ có tôi làm được thôi. Vì thế dù ở bất kỳ đâu, họ đặt bản thân mình lên trước, và họ sẽ luôn đứng trên sân khấu. Trong khi đó người khiêm tốn sẽ trao cho những người khác cơ hội. Họ sẽ nói: bạn trước. Người có cái tôi sẽ thể hiện uy quyền, nói với uy quyền, trong khi đó người khiêm tốn thì sẽ nhạy cảm với những cảm xúc của người khác, tôn trọng người khác, không làm tổn thương người khác, không muốn làm người khác thất vọng. Người có Cái tôi luôn áp đặt ý kiến riêng của mình: đây là điều tôi nghĩ và nó cần phải được hoàn thành như thế. Người không có cái tôi thì gợi ý các ý tưởng của họ. Người có Cái tôi thích chỉ huy, trong khi đó những người khác đóng góp ý kiến và sau đó có trạng thái của một đứa trẻ và một vị chủ nhân. Trong thời gian cần đóng góp ý kiến thì họ sẽ đưa ra ý kiến, khi đến thời gian cần tuân theo quyết định của tất cả mọi người thì họ sẽ sẵn sàng làm theo. Người có cái tôi thì sẽ phán xét, chế nhạo; trong khi đó người không có cái tôi thì sẽ động viên những người khác. Họ nói: okay, bạn chưa hoàn thành được nó nhưng bạn sẽ làm được. Cũng như chúng ta nói: okay, không sao, cứ từ từ làm, bạn sẽ làm được thôi, đừng lo là phải hoàn hảo trong một ngày, cứ từ từ. Chúng ta sẽ nói: okay, không cần vội và rồi bạn sẽ có thể làm được.


Rồi thói tật lớn tiếp theo là sắc dục, bởi vì đó là kẻ thù lớn nhất của chúng ta. Hình thể tinh vi của sắc dục là sự thu hút. Chúng ta bị hấp dẫn bởi những người xinh đẹp, những thứ xinh đẹp, không chỉ với con người mà còn với bất kỳ thứ gì khác, những thứ vật chất, các tòa nhà, nhật ký, điện thoại, bất kỳ cái gì. Đôi mắt họ sẽ trở nên như vậy: ồ thật tuyệt vời, wow. Bước thứ hai là bị gây ấn tượng, bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của chúng. Bước tiếp theo là sự ham muốn, tôi nên có nó. Đầu tiên đôi mắt bị gây ấn tượng, sao đó là ham muốn, tôi nên có nó. Sau đó là sự thân thuộc, dành nhiều thời gian với nhau, yêu thích sự đồng hành của một ai đó cụ thể. Chúng ta thường nói, người bạn chính của chúng ta là Baba, kẻ thù chính của chúng ta là Ravan. Không ai khác là kẻ thù, tất cả những người khác là các anh chị em của chúng ta, có phải không? Vậy nếu có bất kỳ tin tốt hay tin xấu nào, điều chúng ta cần làm là, đầu tiên nói với Baba. Nhưng khi chúng ta có sự thân thuộc, ngay khi có tin tốt: ah, mình phải gọi cho bạn, vậy đầu tiên là người bạn kia, họ là người an ủi trái tim, không phải Baba. Nếu có tin xấu, cũng người bạn đó. Chúng ta nên nhìn ra rằng Đấng an ủi trái tim nên là Baba chứ không phải người đó. Và chúng ta nên nói chuyện với Baba nhiều hơn, không phải với cá nhân nào. Không phải là cả ngày: xin chào, bạn khỏe không, bạn đang làm gì, bạn đã ăn gì, bạn đang đi đâu, bạn gặp ai ngày hôm nay, ngày hôm nay của bạn ở văn phòng thế nào, v.v. Yêu tên gọi và hình thể. Khi chúng ta có tình yêu với Baba, chúng ta có hình ảnh của Baba, hình thể của Baba ở trước mặt chúng ta, chấm điểm ánh sáng. Nhưng khi chúng ta có tình yêu với hình thể của một cá nhân, thì điều gì sẽ xảy ra? Gương mặt của người đó sẽ ở trước mặt chúng ta mọi lúc và chúng ta tụng niệm tên người đó. Trong Bhakti, chúng ta thường niệm Rama Rama Rama hay Shiva Shiva Shiva hay Krishna Krishna Krishna. Bây giờ người này sẽ nói: oh, James nói với tôi điều này hôm nay, James đã làm thế này, hay dù người bạn là ai, tên của người đó là gì, bạn trai hay bạn gái, họ sẽ nói: oh, anh ấy đã làm thế này, nói với mình thế này, anh ấy đã mặc thế này, đang làm thế này, v.v. Vậy là cả ngày nghĩ đến và nói về người đó. Khi nghĩ đến họ, hình ảnh của họ sẽ hiện lên trước mặt, và bạn sẽ nói và nghĩ về cái tên hiện lên trước mắt bạn. Đó là điều chúng ta phải thấy, đây là những hình thể tinh vi. Hôn, ôm, hay quan hệ là mức độ karma sâu. Nhưng ngay cả ở mức độ suy nghĩ hay ngôn từ, những cái đó là như vậy. Đó là sự ô trọc. Và đó là lúc chúng ta phải kiểm tra trong suốt một ngày: liệu tôi nhớ đến Baba nhiều hơn hay những người bạn của mình nhiều hơn.


Sự ô trọc tiếp theo là sự gắn kết. Sự gắn kết thường là sự phụ thuộc. Trước tri thức chúng ta phụ thuộc vào con người, có đúng không? Hoặc là chúng ta bị gắn kết với những thứ của cải vật chất như điện thoại, nhật ký, thậm chí cây bút hay ô tô hay bất kể là cái gì. Chúng ta bị gắn kết với những thứ vật chất hoặc là con người. Và khi có sự gắn kết, thì hoặc là chúng ta phụ thuộc vào họ, hoặc là chúng ta khiến họ phụ thuộc vào mình. Người mẹ sẽ nói: ai sẽ chăm sóc cho những đứa con của tôi ngoài tôi ra. Cô ấy nghĩ mình là người duy nhất hỗ trợ cho các con mình. Và khi có sự gắn kết với người bạn đời. Ví dụ bạn là chồng bạn được cho là phải làm cái này, hay bạn là vợ, và bạn phải làm những điều kia. Vậy là có sự sở hữu, bạn là của tôi, và đây là việc mà bạn phải làm cho tôi. Đó là sự sở hữu và sự phụ thuộc. Có sự khẳng định: của tôi, của tôi, chồng của tôi, vợ của tôi, bạn của tôi, nhật ký của tôi, cái nệm của tôi, cái giường của tôi, bất kể là cái gì. Với sự gắn kết chúng ta có sự yêu thích với người đó. Người mẹ biết nếu cô ấy nhìn thấy con mình, bởi vì có thể cô ấy không bị gắn kết với tất cả những đứa con ngang bằng với nhau, một số đứa con cô ấy sẽ gắn kết hơn. Nên cô ấy sẽ giữ những đồ ăn đặc biệt cho đứa con đó. Cô ấy sẽ đưa những thứ đặc biệt cho đứa trẻ. Vì vậy nên là có sự thiên vị. Và nếu có sự gắn kết, chúng ta không để họ ra đi. Nếu có sự chia cách, sẽ rất đau khổ, nếu có bệnh tật, đau khổ. Nếu có cái chết, thậm chí không phải hỏi, họ sẽ có thể khóc trong nhiều tháng. Tôi nhớ có một người mẹ ở Mauritius, chồng cô ấy đã bỏ đi 11 năm trước, nhưng cô ấy vẫn giữ tủ quần áo của chồng nguyên vẹn. Ngay khi cô ấy mở tủ quần áo ra, cô ấy sẽ bắt đầu khóc, sau 11 năm. Đó là một kiểu của sự gắn kết với người chồng và đồ của người ấy. Với sự gắn kết, sẽ là đau khổ. Và có sở thích. tiếp theo là lòng tham. Đối nghịch với sự gắn kết là sự tách rời thanh khiết. Đối nghịch với lòng tham là sự hài lòng. Người tham lam thì không bao giờ hài lòng. Họ luôn có những ham muốn có nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn. Họ trở nên bê tha, quá ham mê. Nếu có lòng tham với đồ ăn, khi có thức ăn họ yêu thích, họ sẽ ăn gấp đôi so với hàng ngày. Nếu họ không thích đồ ăn đó, họ sẽ nói: oh, tôi không đói. Họ không ăn, hoặc họ chỉ ăn một nửa số đồ ăn đó. Và họ sẽ tích trữ tất cả mọi thứ. Nếu bạn nhìn vào kho của họ, chất đầy, họ liên tục mua mới, không vứt đi những cái cũ. Vậy nên những thứ họ sở hữu ngày càng nhiều. Và người tham lam sẽ ích kỷ. Họ sẽ muốn tất cả mọi thứ cho riêng mình, họ sẽ không hào phóng, họ sẽ keo kiệt. Khi ai đó đến buổi quyên góp, nếu họ cho đi 5 đô la từ 1 triệu đô, họ nghĩ: oh mình đã cho đi rất nhiều. Hoặc là ngay khi họ thấy ai đó đến vì từ thiện họ sẽ nói: hãy đến nơi nào khác đi, người chủ không ở đây, sếp không ở đây, trong nhà hay ở văn phòng. Họ luôn muốn nhiều hơn, luôn thấy không hài lòng, luôn bất mãn.


Baba đã trao tặng cho chúng ta rất nhiều kho báu. Nếu chúng ta trở nên ý thức linh hồn một cách tinh tế, thì chúng ta sẽ luôn hạnh phúc khi có những kho báu tinh tế của kiến thức, tình yêu thương, bình an, v.v. Chúng ta không muốn tiền hay những thứ của cải vật chất, những chiếc váy mới hay xe ô tô mới, xe máy mới và tất cả. Nếu không ngay khi chúng ta thấy chiếc xe máy hay ô tô mới của ai đó, bạn sẽ nói: oh, tôi nên có cái đó, cái của mình cũ rồi, bây giờ mình nên có cái mới.


Tiếp theo là sự tức giận, rất phổ biến. Tôi nghĩ hầu hết chúng ta đều có sự tức giận. Hình thể tinh vi của sự tức giận là sự cáu kỉnh, khó chịu. Nghe thấy một lần rồi 2 lần, tôi sẽ bị khó chịu khi tới lần thứ 3. Tôi nói 1 lần, không sao, lần thứ 2 ok, lần thứ 3, tôi không thể chấp nhận nổi nữa. Họ trở nên không dung thứ, mất kiên nhẫn. Họ sẽ dữ dội. Bởi vì hoặc là họ sẽ bắt đầu đập bàn, hoặc sẽ dậm chân trên mặt đất một cách dữ dội. Họ sẽ đi ra ngoài một cách mạnh mẽ, đóng sập cửa sau mình. Dạng tinh vi khác, sự bực bội. Họ sẽ luôn tranh cãi. Và thường là cái tôi dẫn đến sự tức giận. Tức giận với việc không đạt được kỳ vọng. Bạn phải làm cái này, bạn chưa hoàn thành việc này, vậy nên tôi tức giận. Và sự gây hấn thụ động. Và chúng ta sẽ làm thế này, nếu bạn không thích ai đó, nếu bạn thấy họ đi đường này, bạn sẽ đi đường kia để không phải nhìn thấy họ mặt đối mặt, coi như người mình chưa từng gặp. Nếu không bạn sẽ phải nói: xin chào hay Om shanti. Đi về phía kia cứ như là chưa nhìn thấy họ vậy. Đó là gây hấn thụ động.


Thói tật tiếp theo là sự cẩu thả. Đối lập là sự cẩn thận chỉn chu. Bạn biết đấy thời gian, tiền bạc và năng lượng của chúng ta quý giá. Vậy nên chúng ta cần phải cẩn thận về điều đó. Nhưng người cẩu thả họ thiếu tổ chức, nên họ không chỉ làm lãng phí thời gian của mình mà còn làm lãng phí thời gian của người khác. Họ nói với bạn: ok chúng ta sẽ đi lúc 7h và họ vẫn chưa sẵn sàng cho đến 7h15. Sau đó họ tạo ra những cái cớ: oh tôi bị trễ bởi vì cái này và cái kia xảy ra, những cái cớ có vẻ tốt. Người cẩu thả coi mọi thứ họ nhận được là đương nhiên. Tôi cứ nghĩ là bạn đã làm nó rồi. Tôi bận và bạn ở đó nên tôi nghĩ là bạn đã làm nó rồi. Họ sẽ nghĩ là những người khác phải làm việc đó. Người cẩu thả thì quên, nếu bạn cẩn thận thì bạn sẽ không quên. Vậy nên một cạc tự nhiên người cẩu thả họ lãng phí tiền bạc một cách quá độ. Họ không lập ngân sách thu nhập của mình. Ngay khi có tiền trong tay, họ bắt đầu mua sắm những đồ mới. Họ lãng phí suy nghĩ, lời nói, hành động, thời gian. Và họ không quan tâm đến người khác. Tôi không quan tâm, tôi nói: tôi quan tâm làm gì nếu người ta có bị tổn thương hay không.


Tiếp theo là sự lười biếng, đối lập là sự nhiệt thành hăng hái. Người nào mà không nhiệt thành hăng hái thì người đó lười biếng. Sự mới mẻ sẽ giúp chúng ta duy trì sự nhiệt tình và hăng hái. Người lười biếng sẽ nói: oh tôi mệt lắm. Họ vô trách nhiệm. Họ thích sự thoải mái, luôn ngồi một chỗ. Những người yêu sự thoải mái. Ra lệnh cho người khác, họ ngồi một chỗ. Họ tự mãn: Tôi sẽ làm, điều đó sẽ xảy ra, lúc nào đó nó sẽ xảy ra.


Tiếp theo là sự ghen ghét, đố kỵ. Chúng ta nên trân quý điểm đặc biệt của những người khác. Bởi vì Baba đã cho tất cả các linh hồn đều là linh hồn đặc biệt, cho nên Baba thường trân quý tất cả sự đặc biệt của mọi người. Nhưng một ai đó, người không có lòng tự trọng, họ sẽ ghen tị bởi vì họ không đủ tốt như người khác. Họ liên tục so sánh bản thân mình với người khác. Và nếu họ không đủ tốt, họ sẽ ghen tức. Đó là bởi vì họ thiếu lòng tự trọng. Họ có bản tính cạnh tranh, nhưng nếu họ không có đủ năng lực thì họ sẽ ghen tức về điều đó. Và họ cảm thấy bất an.


Thói tật cuối cùng là sự ghét bỏ và hận thù. Những người có sự ghét bỏ hay hận thù, họ sẽ làm thế này. Nếu có ai đó khen ngợi một người, họ sẽ chỉ ra những điểm yếu của người đó: oh bạn không biết đâu, họ có những khuyết điểm này, rồi những khuyết điểm kia, v.v. Ở Úc chúng tôi gọi là hội chứng cây anh túc cao[1], hay ở Philippines họ gọi là tư duy con cua[2]. Loài cua sẽ làm gì, khi thấy những con cua khác trong xô leo lên, chúng sẽ kéo nó xuống. Bằng cách này, nếu ai đó phát triển lên, họ sẽ kéo xuống. Họ sẽ cố gắng trả thù bằng cách này hay cách khác. Có thể không phải là thật sự đánh ai đó, đó là ở cấp độ hành động, nhưng ở cấp độ bằng lời nói, họ sẽ lạm dụng, phỉ báng và nắm luật trong tay mình. Bởi vì chúng ta biết rằng Baba là tòa phán quan tối cao, bất kì ai làm sai, Baba sẽ trao hình phạt. Hoặc trong tình huống logic, nếu ai đó gây tai nạn và đâm phải ai đó hoặc giết chết họ, vụ án đó sẽ được xử và dĩ nhiên là người lái xe sẽ bị trừng phạt. Nhưng ở Ấn Độ, họ làm gì bạn biết không, ngay khi họ thấy tai nạn đó xảy ra và ai đó chết, một đám đông sẽ tụ lại và giết người lái xe ngay lập tức hoặc ít nhất đánh anh ta rất nặng đến mức anh ta thậm chí không thể đi được. Họ nắm luật lệ trong trong tay mình, trả thù chứ không chịu đến tòa án. Và Baba nói, nếu ai đó ngã xuống, điều con cần làm là có lòng nhân từ và nắm lấy tay họ và kéo họ lên, chứ không phải đánh họ thật đau. Chúng ta thấy rằng nhiều khi ở cấp độ hành động chúng ta có thể dừng lại, nhưng ở cấp độ suy nghĩ hay lời nói, chúng ta vẫn chưa chinh phục được những thói thật tinh vi của mình.


Vậy nên nếu ta biết đâu là những thói tật tinh vi, chúng ta có thể kiểm tra chúng. Và Baba đã trao cho chúng ta những đức hạnh ngược lại với chúng. Điều chúng ta cần phải làm là làm đầy những đức hạnh đó. Và một cách tự nhiên, những điểm tiêu cực trong tính cách của chúng ta sẽ chấm dứt. Nên đừng có bực bội với những khuyết điểm của mình, chúng ta cần phải làm cả hai: nhìn thấy điểm đặc biệt của mình, và biết những khuyết điểm của mình. Với những điểm đặc biệt, chúng ta không nên có cái tôi như là: oh mình thật đặc biệt. Mama biết rằng bà sẽ trở thành Lakshmi nhưng không bao giờ bà có cái tôi, bà chỉ nỗ lực không ngừng vì vậy Baba nói ngay từ đầu với bà rằng bà sẽ trở thành Lakshmi. Bà ấy không bao giờ có cái tôi. Vậy với những điểm đặc biệt, chúng ta nên nói: oh Baba, Người đã ban cho con điều đặc biệt này. Và với khuyết điểm cũng vậy, chúng ta nên nói: Baba, con chắc rằng Người sẽ giúp con vượt qua điều này. Vậy nên chúng ta không nên cảm thấy bực bội với bản thân mình, không cho phép cái tôi. Nhưng với Yoga Tri thức chúng ta phải liên tục nỗ lực để chúng ta có thể tiến tới trạng thái hoàn toàn không còn thói tật. Như Baba nói: thứ nhất, chiến thắng mọi khuyết điểm của mình.


Om shanti.

277 views0 comments

Comentarios


bottom of page